Brand Strategy là gì? 6 yếu tố nền tảng xây dựng chiến lược thương hiệu

Chiếc lược thương hiệu – Brand Strategy đóng vai trò quan trọng để xây dựng một thương hiệu có nền tảng, mạnh mẽ. Nhưng thực sự brand strategy là gì? Ninja sẽ giải đáp khái niệm giúp bạn, giải thích ý nghĩa và các yếu tố để xây dựng chiến lược thương hiệu thành công.

I. Định nghĩa: Brand Strategy là gì?

Trước khi đi sâu hơn về ý nghĩa và cách triển khai, hãy cùng Ninja tìm hiểu khái niệm về thương hiệu và chiến lược thương hiệu.

1. Thương hiệu là gì?

Thương hiệu (brand) là một tên, biểu trưng, thiết kế, logo, ký hiệu, slogan, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác có khả năng phân biệt và định danh sản phẩm, dịch vụ, tổ chức hoặc cá nhân trước khách hàng hoặc thị trường mục tiêu.

Brand là gì?

Brand là gì?

Thương hiệu không chỉ đơn thuần là một cái tên hoặc biểu trưng, mà còn bao gồm giá trị, tâm hồn, cảm xúc và kinh nghiệm mà thương hiệu đó mang lại cho người tiêu dùng.

Chủ đề tương tự:

Branding là gì? Định nghĩa và các cách xây dựng một Brand MẠNH 2022

2. Chiến lược thương hiệu – Brand Strategy là gì?

Chiến lược thương hiệu, hay “brand strategy” trong tiếng Anh, là một kế hoạch chi tiết để quản lý và phát triển thương hiệu của một doanh nghiệp hoặc tổ chức. Nó là một phần quan trọng của chiến lược tiếp thị tổng thể và tập trung vào cách thương hiệu được xây dựng, quản lý, và trình bày để tạo ấn tượng tích cực trong tâm trí của khách hàng và thị trường mục tiêu.

Brand Strategy là gì? 6 yếu tố nền tảng xây dựng chiến lược thương hiệu

Brand Strategy là gì? 6 yếu tố nền tảng xây dựng chiến lược thương hiệu

Một chiến lược thương hiệu bao gồm nhiều yếu tố, bao gồm:

– Đặt ra mục tiêu và xác định những giá trị cốt lõi.

– Nghiên cứu thị trường.

– Xây dựng quy tắc thương hiệu: logo, biểu trưng, và các quy tắc về việc sử dụng chúng để đảm bảo tính nhất quán của thương hiệu.

– Phát triển chiến lược tiếp thị, truyền thông

– Xây dựng nhận thức thương hiệu thông qua thông điệp, hình ảnh và trải nghiệm.

– Thiết lập các chỉ số và phương pháp đo lường để theo dõi hiệu suất của chiến lược thương hiệu và điều chỉnh kịp thời.

Mục tiêu cuối cùng của chiến lược thương hiệu là tạo ra một hình ảnh tích cực và độc đáo cho thương hiệu trong tâm trí của khách hàng, tạo ra sự tin tưởng và lòng trung thành, và giúp thương hiệu đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.

II. Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược gắn thương hiệu – Brand Strategy là gì?

Xây dựng chiến lược gắn thương hiệu là một phần quan trọng của quá trình phát triển và quản lý thương hiệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp.

Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược gắn thương hiệu - Brand Strategy là gì?

Ý nghĩa của việc xây dựng chiến lược gắn thương hiệu – Brand Strategy là gì?

– Chiến lược gắn thương hiệu giúp xác định hướng đi cụ thể cho thương hiệu, đặt ra mục tiêu và kế hoạch để thương hiệu đạt được sứ mệnh và tầm nhìn của mình.

– Chiến lược giúp đảm bảo sự nhất quán trong cách trình bày và giao tiếp trên tất cả các nền tảng và điểm tiếp xúc với khách hàng. Điều này giúp xây dựng một ấn tượng thương hiệu mạnh mẽ và đáng tin cậy.

– Xác định cách thương hiệu tạo giá trị cho khách hàng. Định rõ những điểm mạnh và độc đáo của thương hiệu và tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh.

– Tạo dấu ấn độc đáo và dễ nhận biết cho hình ảnh thương hiệu.

– Xây dựng mối kết nối và lòng trung thành từ phía khách hàng. Khách hàng cảm thấy họ hiểu và đồng cảm với thương hiệu, và do đó, họ sẽ dễ dàng lựa chọn thương hiệu này khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ.

– Một chiến lược gắn thương hiệu cẩn thận giúp quản lý dư luận xung quanh thương hiệu. Nó có thể giúp điều hướng phản ứng từ công chúng trong trường hợp xảy ra tình huống khẩn cấp.

– Thương hiệu mạnh mẽ có thể trở thành một tài sản quý báu cho doanh nghiệp. Nó có thể tạo ra giá trị cả trong giao dịch kinh doanh và trong việc thu hút đầu tư và đối tác.

II. Các yếu tố của chiến lược thương hiệu

Những yếu tố cơ bản định hình chiến lược thương hiệu – brand strategy là gì?

1. La bàn thương hiệu – Brand Compass

La bàn thương hiệu là khung làm việc cơ bản giúp định hình và hướng dẫn chiến lược thương hiệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Nó xác định mục tiêu, giá trị cốt lõi, tầm nhìn, và cách thương hiệu nên truyền tải thông điệp của mình.

La bàn thương hiệu - Brand Compass

La bàn thương hiệu – Brand Compass

– Mục tiêu: trả lời câu hỏi tại sao chúng ta làm điều này? Giá trị cung cấp tới khách hàng là gì?

– Xác định những nguyên tắc không bao giờ bị vi phạm trong hoạt động kinh doanh.

– Tầm nhìn tương lai mà thương hiệu muốn đạt được – là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp.

– Xác định đối tượng mục tiêu, tức là những người mà thương hiệu muốn tạo ấn tượng và tương tác với họ.

– Điều này liên quan đến cách thương hiệu sẽ tương tác và truyền thông với khách hàng và thị trường mục tiêu. Nó bao gồm việc xác định các kênh truyền thông, giọng nói thương hiệu, và thông điệp cụ thể.

La bàn thương hiệu giúp xây dựng sự nhất quán và định hình chiến lược thương hiệu một cách rõ ràng, giúp thương hiệu trở nên độc đáo và dễ nhận biết trong tâm trí của khách hàng và thị trường.

2. Văn hóa công ty 

Văn hoá công ty có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và định hình thương hiệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Văn hóa giúp tạo ra sự nhất quán trong cách nhân viên giao tiếp, làm việc với khách hàng, giúp truyền tải một hình ảnh đáng tin cậy.

Xây dựng văn hóa công ty

Xây dựng văn hóa công ty

Về phía nhân viên, khi hiểu rõ văn hóa và đồng cảm với thương hiệu, họ có thể trở thành những đại sứ thương hiệu hiệu quả trong cộng đồng và với khách hàng.

3. Kiến trúc thương hiệu – Brand Architecture

Kiến trúc thương hiệu là cách tổ chức và xác định cấu trúc của một thương hiệu hoặc danh mục thương hiệu của một tổ chức hoặc doanh nghiệp. Cấu trúc sẽ xác định mối quan hệ giữa các sản phẩm, dịch vụ, hoặc các thương hiệu con với nhau và với thương hiệu mẹ.

Trong đó có những dạng thương hiệu:

Kiến trúc thương hiệu - Brand Architecture

Kiến trúc thương hiệu – Brand Architecture

– Thương hiệu đơn nhất – Monolithic Brand Architecture: thương hiệu mẹ sử dụng cho tất cả sản phẩm, dịch vụ, đơn vị con. Ví dụ: Google Search, Google Maps, Google Drive.

– Thương hiệu thứ cấp – Endorsed Brand Architecture: thương hiệu mẹ bảo hộ cho sản phẩm, dịch vụ, đơn vị con. Ví dụ: General Electric (GE) – thương hiệu mẹ, thương hiệu con là GE Appliances, GE Healthcare, GE Aviation.

– Thương hiệu độc lập – Freestanding Brand Architecture: sản phẩm, dịch vụ, đơn vị con là riêng biệt. Ví dụ: tập đoàn Unilever có các thương hiệu độc lập là Dove, Axe, Lipton.

– Pha trộn – Hybrid Brand Architecture: kết hợp các kiểu cấu trúc khác nhau. Ví dụ tập đoàn Nestlé có các thương hiệu độc lập như Kit Kat, Nescafé.

4. Tên thương hiệu và slogan

Đây là hai yếu tố quan trọng trong việc xác định và định hình thương hiệu của một doanh nghiệp hoặc sản phẩm.

Tên thương hiệu và slogan

Tên thương hiệu và slogan

Với tên thương hiệu – Brand Name: đây là phần quan trọng để định danh sản phẩm, dịch vụ hoặc tổ chức. Brand name là cách khách hàng xác định và nhớ đến bạn. Ví dụ, những cái tên khắc sâu với người dùng: Apple – thương hiệu của một công ty công nghệ hàng đầu, Coca-Cola – thương hiệu của một sản phẩm thức uống.

Slogan là một câu ngắn, thông điệp hoặc khẩu hiệu được liên kết với thương hiệu để truyền tải một ý nghĩa hoặc giá trị cốt lõi của thương hiệu. Những slogan luôn được nhớ đến: “Just Do It” – slogan của Nike, “The Real Thing” – slogan của Coca-Cola,…

5. Giọng nói và thông điệp – Brand Voice & Messaging:

Đây là yếu tố nhận diện trong cách thương hiệu giao tiếp với khách hàng và truyền tải thông điệp.

Giọng nói và thông điệp - Brand Voice & Messaging

Giọng nói và thông điệp – Brand Voice & Messaging

Giọng nói thương hiệu bao gồm ngôn ngữ, phong cách viết, phong cách giao tiếp.

Thông điệp thương hiệu bao gồm cách thương hiệu diễn giải giá trị, lợi ích, tầm nhìn thương hiệu.

6. Website

Website là công cụ để củng cố thương hiệu thông qua chiến lược Digital Marketing.

=>> Bạn có biết: Digital Marketing là gì? Ưu điểm của Digital Marketing

Website

Website

– Phản ánh sự nhất quán với hệ thống nhận diện thương hiệu, bao gồm màu sắc, logo, phông chữ, và hình ảnh.

– Truyền tải giá trị cốt lõi, sứ mệnh, và tầm nhìn của thương hiệu thậm chí lịch sử, câu chuyện thương hiệu.

– Trải nghiệm người dùng (User Experience – UX) tốt sẽ  tạo ra ấn tượng tích cực và gắn kết khách hàng.

Ngoài ra, quảng bá website còn tạo nhiều cơ hội tương tác tích cực với khách hàng.

7. Liên kết trên các nền tảng mạng xã hội

Nền tảng mạng xã hội như Facebook, Tiktok, Instagram với “dân số” đông đúc và thời gian online vô cùng lớn, là cơ hội để các thương hiệu truyền tải thông điệp, tiếp cận thú vị đến khách hàng.

Liên kết trên nền tảng mạng xã hội

Liên kết trên nền tảng mạng xã hội

Thời đại genZ, các thương hiệu không chỉ tiếp cận thông qua những bài đăng cung cấp thông tin cơ bản, trang trọng, các thương hiệu chọn những cách tiếp cận gần gũi, nhanh nhạy hơn.

Sử dụng phần mềm đăng tin nhóm facebook, đăng bài trong các nhóm chia sẻ thông tin, thảo luận sôi nổi, bình luận seeding trong các bài post,.. Đây là những cách mới mẻ mà cách thương hiệu sử dụng.

Chủ đề được quan tâm:

Lời kết

Chắc chắn bạn đã hiểu brand strategy là gì? Vì sao cần xây dựng chiến lược thương hiệu? Các yếu tố quan trọng của brand strategy là gì? Xây dựng chiến lược thương hiệu là nền tảng vững chắc để xây dựng thương hiệu có tính lan tỏa và quyết định những sự thành công trong quá trình phát triển doanh nghiệp. Chúc bạn thành công!

Bộ giải pháp Phần mềm Ninja - phần mềm Marketing giúp Doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY.
☎ Hotline : Mr. Thường: 0965633140
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Zalo: 0965633140 (Đặng Thường Ninja)
Telegram: @thuongmarketing

0965.633.140