Mục tiêu hàng đầu của bài A/B Testing là khiến khách hàng click vào nút “Mua hàng”, điền form, gọi điện,… Rất nhiều những trường hợp, chỉ vì doanh nghiệp thay đổi màu sắc của một nút CTA mà số lượng đơn đặt hàng sản phẩm của khách hàng tăng vọt.
Dưới đây mình sẽ hướng dẫn các bạn cách để có thể A/B Testing 1 sản phẩm.
Bước 1: Lựa chọn biến để thử nghiệm
Khi thực hiện tối ưu hóa chuyển đổi, có rất nhiều biến chúng ta có thể lựa chọn trên website hoặc email như nút CTA, content hay thanh điều hướng. Tuy nhiên, để đo lường chính xác tác động của sự thay đổi, bạn chỉ nên test với một biến duy nhất. Việc thử nghiệm quá nhiều biến cùng một lúc có thể khiến bạn bị “nhiễu loạn” khi đo lường và rút ra kết luận từ dữ liệu thu về.
Khi đưa ra quyết định chọn biến, bạn nên đặt ra những giả thuyết cho việc nâng cao tỷ lệ chuyển đổi. Nó có thể đến từ khía cạnh trực quan (bố cục page, cách sắp xếp các thành tố, màu sắc, hiệu ứng,..) hoặc tới từ vấn đề nội dung (lời kêu gọi, tiêu đề, heading,…).
Vị trí đặt nút CTA cũng có thể quyết định tỷ lệ chuyển đổi của website của bạn.
Bước 2: Xác định mục tiêu và thiết lập các phiên bản thử nghiệm
Việc xác định chính xác mục tiêu giúp bạn vạch ra cho mình hướng đi phù hợp để quan sát và theo dõi dữ liệu trong quá trình thử nghiệm.
Khi đã có trong tay biến, bạn cần thiết lập các phiên bản thử nghiệm để kiểm chứng tính hiệu quả trong hoạt động chuyển đổi. Bạn hãy ghi nhớ: Tạo một phiên bản khác không đồng nghĩa với việc chúng ta thay thế hoàn toàn phiên bản sẵn có. Bạn cần phải chạy đồng thời và song song 2 phiên bản này cùng một lúc.
Bước 3: Lựa chọn đối tượng tham gia thử nghiệm
Khi thực hiện A/B Testing, bạn cần chia đều đối tượng trải nghiệm cả 2 phiên bản thử nghiệm. Điều này có nghĩa: Tỷ lệ người dùng phiên bản A phải tương đương hoặc ngang bằng người dùng phiên bản B.
Tất nhiên, số lượng người tham gia thử nghiệm ở cả 2 phiên bản phải đủ lớn để số liệu bạn thu về khách quan và có nghĩa.
Bước 4: Xác định phiên bản “thắng cuộc”
Một khi bạn đã có trong tay dữ liệu, bạn cần phải đặt ra những chỉ số cần thiết để xác định phiên bản thử nghiệm “thắng cuộc”.
Thời gian chạy thử nghiệm cũng đóng một vai trò quan trọng. Thời gian chạy quá ngắn có thể khiến kết quả thu về không đáng tin cậy. Thời gian quá dài khiến bạn lãng phí tiền của và ngân sách của doanh nghiệp.
Bước 5: Thu nhận feedback từ người dùng
Mặc dù việc thu thập dữ liệu từ bài thử nghiệm đơn thuần là các thông số mang tính định lượng (như tỷ lệ click, tỷ lệ chuyển đổi, time on site,…), bạn cũng nên quan tâm tới những khía cạnh định tính khác như: Feedback của người dùng về trải nghiệm của họ trên từng phiên bản.
Chẳng hạn, bạn cũng cần những thông tin như: Tại sao người dùng lại click vào nút CTA trên landing page? Nếu không, có điểm gì trên website của bạn cần phải cải thiện để nâng cao trải nghiệm của người dùng?
Bước 6: Sau khi thực hiện A/B Testing
Khi thực hiện xong bài kiểm tra, bạn cần áp dụng những thay đổi trên phiên bản thắng cuộc đối với toàn bộ đối tượng người truy cập website hoặc người đọc mail.
Tuy nhiên, đây chưa phải là điểm dừng cuối cùng. Có nhiều trường hợp bài test A/B cho kết quả tích cực, nhưng khi áp dụng thực tế lại thất bại. Một phần lớn lý do cho vấn đề này xuất phát từ việc người quản trị viên quá vô vàng trong việc kết luận phiên bản chiến thắng, lý do khác tới từ những sai lầm trong quá trình triển khai bài kiểm tra.
Đó là lý do bạn cần theo dõi sát sao các biến động của phiên bản website/email mới. Bạn cũng nên chuẩn bị tinh thần để thực hiện bài kiểm tra A/B mới trong trường hợp phiên bản thắng cuộc không đem lại hiệu quả chuyển đổi tốt như bạn đã dự tính.
Xem thêm: Phần mềm hỗ trợ quét data khách hàng tiềm năng
Bộ giải pháp Phần mềm Ninja - phần mềm Marketing giúp Doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng và phủ sóng marketing mạnh mẽ trên các nền tảng mạng xã hội.Vui lòng gọi điện đến Hotline để được cài đặt và sử dụng NGAY HÔM NAY.
☎ Hotline : Mr. Thường: 0965633140
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Zalo: 0965633140 (Đặng Thường Ninja)
Telegram: @thuongmarketing